Xuất lùi hóa đơn bkav như thế nào?
1. Giới thiệu về phần mèm hóa đơn điện tử Bkav
Hóa đơn Điện tử Bkav – eHoadon do Tập đoàn công nghệ Bkav phát triển, được khách hàng tin tưởng đánh giá là phần mềm hoá đơn điện tử dễ sử dụng nhất hiện nay với nhiều tính năng ưu việt.
Bkav là Tập đoàn Công nghệ nổi tiếng trong lĩnh vực nhiều lĩnh vực như:
- An ninh mạng
- Phần mềm
- Chính phủ điện tử
- Sản xuất smartphone và các thiết bị thông minh
- Cung cấp dịch vụ Cloud Computing
- Bkav được Hội Sở hữu trí tuệ bình chọn là 1 trong 10 thương hiệu Nổi tiếng nhất Việt Nam và nằm trong - Top 10 Dịch vụ hoàn hảo do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam bình chọn.
Tiếp nối thành công, Bkav tiếp tục cho ra mắt phần mềm hóa đơn điện tử eHoadon, tự hào là hóa đơn điện tử dễ sử dụng nhất hiện nay, luôn nằm trong top các phần mềm hóa đơn điện tử hàng đầu.
2. Phần mềm hóa đơn điện tử eHoadon và những ưu điểm vượt trội
- eHoadon được phát triển hoàn toàn dựa trên công nghệ điện toán đám mây => Khách hàng lưu trữ hóa đơn an toàn và tra cứu nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi.
- Tích hợp công nghệ ký số thay cho dấu đỏ => Loại bỏ nguy cơ bị mất, hư hại hay làm giả hóa đơn.
- Thông tin hóa đơn được lưu trữ trên server và máy tính => Người dùng dễ dàng tra cứu bằng mã số thuế, email hay thông tin khách hàng.
- Người dùng không cần cài đặt ứng dụng trên máy tính, chỉ cần có trình duyệt Internet là có thể xuất được Hóa đơn cho khách hàng => Giảm thiểu thao tác cài đặt ứng dụng cho người dùng.
- eHoadon của Bkav tích hợp với các phần mềm kế toán, bán hàng, để hỗ trợ ngay cả khi phần mềm không cho phép chỉnh sửa, cập nhật.
- Người dùng có thể tạo Hóa đơn điện tử từ nhiều nguồn khác nhau:
- Tạo trực tiếp trên hệ thống Bkav eHoadon
- Nhập dữ liệu từ file Excel
- Đẩy dữ liệu thông qua API WebService
- Tạo từ dữ liệu quản lý bán hàng…
3. Quy định về xuất lùi hóa đơn điện tử
Theo quy định tại mục a, Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 đã quy định rõ về ngày lập hóa đơn, cụ thể:
Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
Ngày lập hóa đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua.
Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
Trường hợp tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
Trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh; cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.
Ngày lập hóa đơn đối với việc bán dầu thô, khí thiên nhiên, dầu khí chế biến và một số trường hợp đặc thù thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
Như vậy, Thông tư 39/2014/TT-BTC đã quy định rõ ngày lập hóa đơn cụ thể cho từng đối tượng doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng khác nhau.
4. Quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm
Hành vi xuất hóa đơn điện tử lùi ngày tức là hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại Khoản a, Khoản b, Điều 11 (Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ), Thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của Bộ Tài chính:
“3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm.
Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
a.1) Phạt cảnh cáo nếu việc lập hóa đơn không đúng thời điểm không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ. Trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền ở mức tối thiểu của khung hình phạt.
a.2) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khác lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định.
b) Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định.
Hóa đơn được lập liên tục từ số nhỏ đến số lớn thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
b.1) Phạt cảnh cáo nếu việc lập hóa đơn thực hiện liên tục từ số nhỏ đến số lớn nhưng khác quyển (quyển có số thứ tự lớn hơn dùng trước), tổ chức, cá nhân sau khi phát hiện ra đã hủy (không dùng) quyển có số thứ tự bé hơn.
b.2) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khác lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định.”